Dịch vụ diệt kiến ở đâu là uy tín? Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng đau đầu dù đã tìm nhiều cách nhưng cũng không cách nào đuổi được chúng đi. ADPEST tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ diệt côn trùng có nhiều năm kinh nghiệm với các công trình lớn nhỏ.
Vì sao bạn nên sử dụng dịch vụ diệt kiến tận gốc?
Tác hại của kiến
Kiến là loài côn trùng thuộc họ Formicidae, chúng có tính phân cấp xã hội rất cao. Một tổ kiến có khoảng 100.000 cá thể, chúng hoạt động dưới sự chi phối của kiến chúa. Có khoảng 12.000 loài kiến phân bố rộng khắp trái đất.
Khi chúng xuất hiện không chỉ gây phiền toái trong sinh hoạt và lao động mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Trên thực tế có một số loài kiến có khả năng tiêm chích nọc độc gây dị ứng, một số loài lại là tác nhân lây truyền các bệnh trung gian như: tiêu chảy, đậu mùa, ngộ độc thức ăn…rất nguy hiểm. Vì thế để đảm bảo môi trường sống trong lành và an toàn con người cần dịch vụ diệt côn trùng trong khu vực sinh sống và làm việc của mình.
Vòng đời của kiến được chia làm 4 giai đoạn
Trứng
Khi đã thụ thai thành công kiến chúa sẽ tìm nơi đẻ trứng, hình dạng của trứng rất nhỏ có màu trắng. Chúng rất hay bị nhầm với những ấu trùng khác bời vì có màu trắng đục. Sau 1 đến 2 tuần thì trứng sẽ nở.
Ấu trùng
Đến thời điểm thích hợp thì ấu trùng sẽ xé nát vỏ bọc sau đó chui ra ngoài, hình dạng của ấu trùng như một con dòi có thân hình bầu, màu trắng, không chân và phần đầu nhỏ. Ngoài nhiệm vụ xây tổ và kiếm ăn thì chúng còn có trách nhiệm nuôi ấu trùng. Hầu như trong suốt thời gian này ấu trùng đều được nuôi dưỡng chu đáo. Đây đều là những kẻ ăn tạp, bất kể thứ gì chúng nhìn thấy thì chúng sẽ ăn.
Kiến thợ sẽ cho ấu trùng ăn bằng cách nuốt thức ăn vào bụng sau đó lượng thức ăn đó sẽ đi vào ruột cùng với enzym, bước cuối cùng là truyền thức ăn cho ấu trùng qua đường hậu môn rồi đến miệng của ấu trùng.
Đây là giai đoạn ấu trùng được cho ăn nhiều nhất và trước khi chuyển sang hình dạng nhộng thì chúng sẽ lột xác từ 3 đến 4 lần. Cơ thể của chúng sẽ to ra sau mỗi lần lột xác.
Nhộng
Ấu trùng sẽ biến thành nhộng sau lần cuối cùng lột xác. Lúc này nhìn nhộng sẽ khá giống với kiến trưởng thành. Nhưng chúng không có chân và râu, cơ thể cuộn vào bên trong.
Nhộng màu trắng trong. Ít hoạt động và không ăn uống mới nhìn cứ ngỡ chúng chỉ đang ngủ nhưng thật ra bên trong chúng đang có sự biến đổi mạnh mẽ.
Có một số trường hợp khi bạn cố tình phá tổ kiến thì sẽ thấy những con kiến mang theo ấu trùng chạy loạn xạ đó là những con kiến thợ. Thậm chí là chúng còn mang theo trứng . Enzim là nhân tố kết dính ấu trùng và trứng lại với nhau. Vì thế mỗi khi chạy trốn thì chúng thường mang cả cụm bên mình.
Trưởng thành
Sau thời gian nằm trong kén thì kiến sẽ trưởng thành và phá dỡ lớp vỏ chui ra ngoài, thời điểm này chúng sẽ có màu đục hơn, có đầy đủ bộ phận và sẵn sàng cho những bước đầu đời.
Khi trưởng thành kiến được chia thành 3 loại đó là kiến đực, kiến thợ, kiến cánh. Ngay từ trong trứng số phận của chúng đã được quyết định. Kiến cánh sẽ trở thành kiến chúa khi đã đến vùng đất mới tại đây chúng sẽ giao phối với kiến đực và tạo lập ra một tổ kiến của riêng mình. Kiến thợ sau khi lớn lên thì sẽ nhận nhiệm vụ cao cả của mình, kiến đực sẽ thực hiện nhiệm vụ giao phối giúp cho kiến chúa sinh sản.
Kiến thợ không có cánh do đó chúng luôn làm việc chăm chỉ và sẽ không bao giờ rời khỏi lãnh thổ của mình. Lúc này kiến cánh và kiến đực sẽ bay đến vùng đất mới để sinh sản và phát triển.a